Liên quan tới số tiền 6.120 tỉ đồng của ba ngân hàng, VKS xác định TPBank, Sacombank, BIDV cho Danh vay sai quy định gây thiệt hại cho VNCB (hiện nay là CB). Vì vậy, cần xem xét đề nghị thu hồi số tiền này từ 3 ngân hàng trên về cho CB.
Ngày 30-7, phiên xử đại án Phạm Công Danh (53 tuổi), Trầm Bê (59 tuổi) cùng 44 đồng phạm cố ý làm trái gây hậu quả thiệt hại 6.000 tỉ đồng xảy ra tại Ngân hàng Xây dựng Việt Nam (VNCB) bước vào phần tranh luận.
VKS phân tích ông Danh đã trực tiếp gặp lãnh đạo các ngân hàng Sacombank, BIDV và thông qua Nguyễn Việt Hà móc nối với lãnh đạo TPBank để thỏa thuận kinh doanh vật liệu theo mô hình mua nhà, lập khống nhiều hợp đồng mua bán trái phiếu của Tập đoàn Thiên Thanh, Công ty Trung Dung để hoàn thành hợp đồng vay tiền của các ngân hàng. Ông Danh và các đồng phạm đã gây thiệt hại 6.100 tỉ đồng cho VNCB.
VKS tranh luận tại tòa. Ảnh: HY
Cụ thể, theo chỉ đạo của ông Danh, bị cáo Phan Thành Mai (nguyên Tổng giám đốc VNCB) và các bị cáo khác đã lập khống các hồ sơ, giấy tờ để thực hiện hành vi vay tiền tại các ngân hàng. Mai được Danh giao là Tổng giám đốc VNCB, trực tiếp chỉ đạo các thuộc cấp lập khống hồ sơ. Sau đó nhờ Nguyễn Việt Hà móc nối với cán bộ TPBank để bảo lãnh vay tiền, ký lệnh điều chuyển tiền, ký lệnh lấy hơn 6.126 tỉ đồng của VNCB gửi các ngân hàng SacomBank, BIDV, TPBank bảo lãnh cho 29 lượt công ty vay vốn của các ngân hàng này, gây thiệt hại toàn bộ số tiền này của VNCB.
Với hàng loạt hành vi trái pháp luật và tinh vi Mai đã giúp Danh thực hiện hành vi của mình, gây thiệt hại cho VNCB hơn 6.126 tỉ đồng.
Bị cáo Trầm Bê. Ảnh: HY
Bị cáo Trầm Bê là người biết Danh cần tiền sử dụng nhưng không thể vay tiền trực tiếp tại VNCB được nên đã bàn bạc thống nhất cho Danh vay tiền, với điều kiện là phải có tài sản bảo đảm là bất động sản hoặc tiền gửi VNCB
Trầm Bê đã đưa Danh gặp Phan Huy Khang (nguyên Tổng giám đốc Sacombank) để trao đổi về việc Danh vay tiền qua các công ty của ông. Sau đó, Trầm Bê thống nhất với Khang thực hiện cho Danh vay 1.800 tỉ đồng.
Thực hiện chỉ đạo của Trầm Bê, Khang chỉ đạo nhân viên các chi nhánh Hưng Đạo và Quận 8 làm các thủ tục hợp pháp hóa để giải ngân cho vay.
Tại toà, Trầm Bê và Khang đã thừa nhận hành vi phạm tội của mình.
Trầm Bê và các cán bộ của Sacombank đã không thẩm định, không kiểm tra các hồ sơ vay vốn, sau khi cho vay, bỏ mặc cho Danh sử dụng tiền vay trái quy định; khi cho vay đã tính trước khoản lãi vay của 12 tháng để yêu cầu VNCB dùng tiền gửi bảo lãnh và hết hạn cho vay đã tự thu hồi tiền vay thông qua tiền gửi, gây thiệt hại cho VNCB 1.835 tỉ đồng.
Hành vi của Trầm Bê, Khang và các nhân viên của Sacombank đã tạo điều kiện để Danh có được tiền, sử dụng trái phép, gây thiệt hại cho VNCB. Như vậy, Trầm Bê đã giúp sức tích cực cho Danh phạm tội, gây ra thiệt hại trên....
Phạm Công Danh Từ đó, VKS đề nghị HĐXX tuyên phạt Danh 18 - 20 năm tù, tổng hợp hình phạt giai đoạn 1 là 30 năm tù thì bị cáo Danh phải chấp hành hình phạt tù 30 năm tù; Mai mức án từ 12– 14 năm tù, tổng hợp hình phạt giai đoạn 1 là 22 năm tù thì bị cáo Mai phải thi hành là 30 năm tù; Trầm Bê mức án từ 4- 5 năm tù; Phan Huy Khang 3 -4 năm tù..
Liên quan tới số tiền 6.120 tỉ đồng của ba ngân hàng, VKS xác định TPBank, Sacombank, BIDV cho Danh vay sai với quy định nhà nước gây thiệt hại cho VNCB (hiện nay là CB). Vì vậy, cần xem xét đề nghị thu hồi số tiền này từ 3 ngân hàng trên về cho CB.
Còn Danh và tập đoàn Thiên Thanh có trách nhiệm liên đới bồi thường số tiền 6.120 tỉ đồng trên cho 3 ngân hàng TPBank, Sacombank, BIDV.
Đồng thời, VKS đề nghị HĐXX giải tỏa kê biên căn nhà số 591 An Dương Vương, phường An Lạc A quận Bình Tân trả lại cho bà Viên Tú Anh (chị vợ bị cáo Trầm Bê) do không liên quan tới vụ án này. Còn căn nhà tại số 601 Hồng Bàng, phường 6 quận 6 do Trầm Bê làm chủ. VKS cũng đề nghị HĐXX xem xét giải tỏa kê biên cho Trầm Bê.
Nhận xét
Đăng nhận xét