Thoái vốn tại Sabeco thu hút sự quan tâm của nhiều quỹ đầu tư ngoại

Dây chuyền sản xuất của Habeco tại nhà máy bia Hà Nội-Mê Linh. (Ảnh: Huy Hùng/TTXVN)

​Đại diện Bộ Công Thương cho biết, ​nhiều nhà đầu tư trong nước và ​quốc tế đã thể hiện sự quan tâm đến việc mua cổ phần tại hai ​Tổng Công ty Bia, Rượu, Nước giải khát Việt Nam là Sabeco và Habeco khi Chính phủ Việt Nam tiến hành thoái vốn.
Xem thêm : http://vietnambiz.vn/vi-sao-bo-cong-an-phai-giam-sat-qua-trinh-thoai-von-tai-sabeco-38639.html
Cung cấp thêm thông tin với báo chí về việc thoái vốn nhà nước trong lĩnh vực của ngành vào sáng nay (28/11), Thứ trưởng Bộ Công Thương Cao Quốc Hưng cho biết, hiện Sabeco là doanh nghiệp có lượng vốn hóa tương đối lớn nên việc thoái vốn và cổ phần hóa phải có lộ trình, thực hiện từng bước để đảm bảo hiệu quả cao nhất cho doanh nghiệp và lợi ích cho Nhà nước.

Lãnh đạo Bộ Công Thương khẳng định, việc thoái vốn phải tính đến khả năng hấp thụ của thị trường, có tính đến quyền lợi cho người lao động, đặc biệt là việc giữ thương hiệu cho doanh nghiệp. Hơn nữa, quá trình thoái vốn nhà nước tại Sabeco và Habeco phải đảm bảo thực hiện công khai, minh bạch, phù hợp với các quy định của pháp luật.

​Đến thời điểm hiện này, đã có ​một số cuộc roadshow trao đổi với nhà đầu tư về cơ hội đầu tư vào hai mã cổ phiếu này, nhưng theo chia sẻ của lãnh đạo Bộ Công Thương, hiện mức độ thoái vốn, tỷ lệ nắm giữ của nhà nước, đến giờ này vẫn chưa có phương án cụ thể.

"Tại buổi công bố thông tin mới có thể công bố cụ thể nội dung của phương án để các nhà đầu tư tính toán triển khai công việc đầu tư. Hiện chưa phải thời điểm mốc đấy nên chúng tôi chưa thể công bố chi tiết," Thứ trưởng Cao Quốc Hưng nói.

Nói rõ hơn về việc này, ông Hưng cho rằng, theo quy định của thị trường chứng khoán mốc thông tin đó sẽ được cung cấp đồng nhất cho các nhà đầu tư để họ xác định mốc thông tin khác nhằm triển khai việc thoái vốn và sở hữu cổ phần.

Lãnh đạo Bộ Công Thương cho biết, tại cuộc roadshow giới thiệu cơ hội đầu tư do Sabeco tổ chức tại Singapore mới đây đã thu hút nhiều nhà đầu tư lẻ, các hãng đồ uống, thậm chí có cả những quỹ đầu tư đang sở hữu số vốn lên tới hàng trăm nghìn tỷ đồng Việt Nam, điều đó thể hiện sự quan tâm rất lớn của nhà đầu tư đến cổ phiếu Sabeco.

"Chúng ta không hy vọng rằng với một buổi roadshow chung mà nhà đầu tư có thể tiến tới để quyết định. Do vậy, đây chỉ là bước đầu để thông tin cần thiết đến nhà đầu tư cũng như giúp họ thể xác định mối quan tâm vào cổ phiếu này," Thứ trưởng Cao Quốc Hưng nói thêm.

Trong khi đó, với Tổng Công ty Rượu, Bia, Nước giải khát Hà Nội (Habeco), hiện Carlsberg đang là cổ đông ngoại nắm giữ hơn 17% cổ phần tại doanh nghiệp này. Mới đây, Carlsberg cũng ngỏ ý muốn mua lại toàn bộ số cổ phần mà Bộ Công Thương đang nắm giữ tại Habeco khi tiến hành thoái vốn.

​Dù vậy, lãnh đạo Bộ Công Thương khẳng định, mục tiêu mà ​các cơ quan nhà nước hướng đến là phải đảm bảo công khai, minh bạch cũng như đảm bảo hiệu quả cho nhà đầu tư và tôn trọng những cam kết của các bên tham gia.

Thứ trưởng Cao Quốc Hưng trao đổi với báo chí về thoái vốn nhà nước tại Sabeco và Habeco. (Ảnh: Đức Duy/Vietnam+)

Bộ Công an ​sẽ tham gia giám sát

Theo ước tính, thị phần của Sabeco tính đến 2016 lên tới 40%, đang dẫn đầu thị trường bia của Việt Nam, trong khi Habeco nắm giữ 18% và thương hiệu bia ngoại Heineken chiếm thị phần 25%.

Kết quả kinh doanh năm 2016 của Sabeco rất khả quan với doanh thu tăng 12,9% lên hơn 30.600 tỉ đồng. Lợi nhuận ròng cho cổ đông công ty mẹ thậm chí còn tăng trưởng tới 31,2%, tương ứng 4.475 tỷ đồng.

Chính vì vậy trong quá trình thoái vốn nhà nước tại Sabeco, theo lãnh đạo Bộ Công Thương, không chỉ Bộ Công an, mà cả Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cũng tham gia giám sát chặt chẽ để không xảy ra sai sót, ​cũng như đảm bảo sự công khai, minh bạch và loại bỏ hành vi thao túng khi tiến hành thoái vốn ​tại Sabeco.

"Việc giám sát chặt chẽ các diễn biến đó cũng nhằm đảm bảo cho quá trình thoái vốn diễn ra theo quy luật thị trường, đúng quy định pháp luật. Đây là một công việc bình thường để kịp thời xử lý các tình huống có thể xảy ra", Thứ trưởng cho biết.

​Chia sẻ quá trình thoái vốn của các doanh nghiệp trong ngành, lãnh đạo Bộ Công Thương cho rằng, phương án thoái vốn của mỗi doanh nghiệp đều có khó khăn và thuận lợi khác nhau.

Cụ thể, với doanh nghiệp nhỏ, ​có những khó khăn khi thu hút nhà đầu tư bên ngoài tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh, trong khi với các doanh nghiệp lớn thì phải tính đến vấn đề thoái vốn và sự hấp thụ của thị trường, làm sao để tìm được nhà đầu tư đúng giúp doanh nghiệp tiếp tục phát triển cũng như mang lại lợi ích cao nhất cho Nhà nước.

"Thời gian vừa qua, Bộ Công Thương đã tìm hiểu rất kỹ về những quy định của pháp luật liên quan với mục tiêu là công khai, minh bạch, đảm bảo pháp luật, nhiều quan điểm khác nhau đã được thảo luận. Bộ Công Thương đang nỗ lực đưa ra phương án đảm bảo mục tiêu tối đa," Thứ trưởng Cao Quốc Hưng nói.

Dù vậy, với tỷ lệ lệ vốn hóa của Sabeco hiện khoảng 205 ngàn tỷ đồng (tương đương khoảng 9 tỷ USD), đại diện Bộ Công Thương cho rằng, rất cần có các nhà đầu tư lớn trong và ngoài nước tham gia. 

​Thứ trưởng Cao Quốc Hưng cũng lưu ý về những hạn chế đối với nhà đầu tư nước ngoài như tỷ lệ nắm giữ không được quá 49%, ​hoặc tỷ lệ tham gia của các nhà đầu tư cũng không được vượt quá tỷ lệ được cho là thống lĩnh thị trường theo quy định của Luật Cạnh tranh.

Chốt phiên giao dịch hôm qua (27/11), cổ phiếu của Sabeco (mã SAB) đang giao dịch ở mức giá 303.000 đồng/cổ phần và là mã chứng khoán đắt giá nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay./.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tin tài chính 30.5: giá vàng, b���c hôm nay đang nhảy vọt

Tình hình vàng hôm nay 18/9 :Vàng giảm giá trước cuộc họp của FED

Shark Tank Việt Nam - Tập 12: ��ng dụng tập thể dục hụt đầu tư vì mô hình chưa đủ sâu