Ngân hàng sẽ ngày càng ổn định hơn sau cho phép phá sản

"Việc Quốc hội thông qua luật cho phép phá sản ngân hàng cũng là 'hồi chuông cảnh báo' đến người dân rằng kênh gửi tiền ngân hàng cũng là kênh đầu tư có rủi ro chứ không phải... bất khả xâm phạm như quan điểm cố hữu bấy lâu nay...".
ngan hang se ngay cang on dinh hon sau cho phep pha san hinh anh 1

PGS.TS. Nguyễn Khắc Quốc Bảo

Theo ông Quốc Bảo: "Từ rất lâu nay, người dân luôn có quan điểm "ngân hàng Việt Nam không bao giờ phá sản" nên họ cứ chăm chăm gửi tiền vào những ngân hàng nào có lãi suất cao mà không quan tâm đến tình hình "sức khỏe" của các nhà băng đó. Vì vậy, luật cho phép ngân hàng phá sản sẽ là cơ sở để người dân "điều chỉnh" quan điểm của mình.
Thưa ông, việc Quốc hội thông qua Luật các tổ chức tín dụng sửa đổi (có hiệu lực từ 15.1.2018), cho phép phá sản ngân hàng thời điểm này có phù hợp?

Nói thật, mãi đến giờ Quốc hội mới thông qua luật này thì theo tôi về mặt lộ trình, tiến độ thời gian là hơi muộn. Thực tế, từ trước đến giờ chúng ta không nói gì về câu chuyện này và qua các chính sách bảo trợ, bảo hộ, can thiệp... của Ngân hàng Nhà nước và Chính Phủ nói chung, đã gửi đến cho người dân một thông điệp là "ngân hàng Việt Nam" không bao giờ phá sản. Vì thế đã tạo ra một kỳ vọng rất sai lệch trong quan điểm của người dân, đó là gửi tiền vào ngân hàng là kênh tuyệt đối an toàn, không bao giờ mất của.

Chính tâm lý đó đã tạo ra một cuộc chạy đua lãi suất ngân hàng. Ngân hàng nào càng làm ăn rủi ro, càng tham gia vào các dự án mạo hiểm thì càng đẩy lãi suất huy động cao. Mà người dân thì càng chăm chăm vào ngân hàng nào có lãi suất cao mới gửi tiền. Từ đó, ngân hàng nào càng làm ăn liều lĩnh, càng mạo hiểm thì càng huy động được vốn.

Như vậy, chính sự bảo hộ của Nhà nước đã đẩy thị trường tài chính vào trạng thái rủi ro rất cao bởi hệ thống tín dụng nào có chấp nhận rủi ro thì nó mới tạo ra tỷ suất sinh lợi lớn được và như thế mới chiều chuộng được người dân đi gửi tiền. Chính vì vậy, tôi đánh giá việc thông qua luật cho phép phá sản ngân hàng là một bước tiến lớn về mặt thể chế.

 ngan hang se ngay cang on dinh hon sau cho phep pha san hinh anh 2

Người dân quan tâm đến mức bảo hiểm tiền gửi 75 triệu đồng/vụ nếu ngân hàng phá sản là quá thấp (Ảnh minh họa: Trong ảnh người dân giao dịch tại Ngân hàng Quân đội)

Hiện nay, người dân rất quan tâm đến số tiền bảo hiểm tiền gửi hiện nay quá thấp, chỉ 75 triệu đồng/vụ nếu ngân hàng phá sản. Theo ông mức bảo hiểm này có phù hợp?

- Bảo hiểm tiền gửi đã có từ rất lâu rồi, từ mười mấy 20 năm trước nhưng chẳng ai quan tâm, cũng bởi quan niệm "ngân hàng có phá sản được đâu". Khi đó thì bảo hiểm tiền gửi có 5 triệu, 10 triệu, vài chục triệu hay trăm triệu đồng thì cũng như nhau thôi. Giờ có luật cho ngân hàng phá sản họ mới quan tâm.

Còn nhận định về mức bảo hiểm tiền gửi như quy định hiện nay có phù hợp, theo tôi biết thì trên thế giới cũng chưa có lý thuyết kinh tế hay thông lệ nào về bảo hiểm tiền gửi bao nhiêu là hợp lý. Cho nên, chính vì chúng ta không rõ ràng về việc ngân hàng là một định chế tài chính không có hay có rủi ro, dẫn đến những bất cập về chính sách tài chính như vậy. Giờ đây khi Quốc hội thông qua điều luật này thì tôi cho rằng dù là hành động tuy muộn nhưng rất tích cực là gửi đến cho người dân một thông điệp: "kênh gửi tiền ngân hàng cũng có rủi ro".

Ngoài ra, không phải Quốc hội thông qua luật cho phép ngân hàng phá sản là ngày mai sẽ có một loạt ngân hàng phá sản; hay hệ thống ngân hàng đang yếu kém chờ luật này ra để tiến hành phá sản. Nếu không tuyên truyền rõ ràng cho người dân điều này thì rất bất ổn. Chẳng qua, Quốc hội thông qua luật này là nhằm đưa ra một loạt các biện pháp cấp bách để xử lý hệ thống, từ cho vay hỗ trợ khẩn cấp; mua lại, chuyển giao bắt buộc... cuối cùng mới đi đến phá sản. Nghĩa là lần này các nhà hoạch định chính sách đã đạt được một bước tiến về mặt thể chế, tức là chúng ta đã đưa vào luật, đưa vào cơ sở pháp lý của những chương trình can thiệp.

Ông đánh giá thế nào về quan điểm cho phép phá sản ngân hàng sẽ làm hệ thống tài chính trở nên mạnh hơn?

Trước đây, chúng ta hay chất vấn cơ sở pháp lý của những chính sách như mua lại 0 đồng, chuyển giao bắt buộc... là dựa trên căn cứ gì? Thật ra, Quốc hội lần này đã sửa lỗi "việt vị" cho Ngân hàng Nhà nước khi trước đây vì tình huống cấp bách nên Ngân hàng Nhà nước buộc phải làm thế. Lần này, Quốc hội thông qua luật này để tạo hành lang pháp lý cho các chương trình đó. Nói như vậy để thông tin cho người dân từ nay mang tiền gửi ngân hàng phải cân nhắc giữa rủi ro và tỷ suất sinh lợi. 

Thứ 2, luật này thông qua cũng khiến cho những người điều hành ngân hàng có đánh giá tốt hơn giữa rủi ro và tỷ suất sinh lợi. Họ sẽ hiểu được khi tham gia các dự án rủi ro thì một loạt các bất ổn có thể xảy ra. Khi đó, những người điều hành ngân hàng sẽ phải "liệu cơm gắp mắm", thẩm định dự án kỹ hơn và có những ứng xử phù hợp, cẩn thận, minh bạch và khoa học hơn... chứ không phải cho vay một cách vô tội vạ, tham gia vào các dự án một cách chồng chéo như trước đây nữa.

Tóm lại, tôi cho rằng lần này chúng ta đã đạt được một bước tiến về mặt pháp lý cũng như là chính sách để làm cho sức khỏe hệ thống ngân hàng trở nên tốt hơn.

Ông có kiến nghị gì để  người dân hiểu rõ về xu thế tất yếu này?

-Thực ra thời điểm cuối năm, giá vàng và USD rất dễ tăng do tâm lý và chu kỳ kinh tế, thói quen của người dân cứ gần tết là đi mua vàng sau 1 năm làm việc. Chính vì vậy, thông tin này có thể sẽ khiến cho giới đầu cơ tạo ra những cú đẩy giá ảo, tạo ra những tin đồn hành lang để thu lợi. Do đó, những nhà hoạch định chính sách, chuyên gia phải có những thông tin, thông điệp hết sức rõ ràng về "sức khỏe" nền kinh tế, thị trường tài chính cho người dân nắm. Cũng để người dân hiểu rằng việc Quốc hội thông qua luật phá sản Ngân hàng là xu thế tất yếu của nền kinh tế thị trường chứ không phải là để bắt đầu mở ra cuộc "đại phẫu" ngành tài chính ngân hàng.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tin tài chính 30.5: giá vàng, b���c hôm nay đang nhảy vọt

Đồng euro hôm nay 25/9 đã và đang phải vật lộn giảm giá

Lãnh đạo Thép Việt lên tiếng vụ lô hàng 100 bánh cocain trị giá 800 tỉ đồng bị bắt giữ